Date của sản phẩm có lẽ là nỗi băn khoăn của hầu hết người tiêu dùng bên cạnh những tính năng và công dụng sản phẩm mang lại. Thông thường hạn sử dụng sẽ đi theo một “công thức chung” đó là: năm-tháng-ngày/ năm-tháng. Tuy nhiên một điều “kỳ lạ” chỉ có ở mỹ phẩm Nhật Bản đó là không ghi rõ hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng Việt cảm thấy bối rối vô cùng. Với kinh nghiệm của mình, Japanshop.vn đưa ra cho bạn 3 cách để tra date mỹ phẩm Nhật chuẩn xác nhất.
1. Tra date qua kí hiệu mở nắp trên bao bì sản phẩm
Kí hiệu mở nắp trên bao bì
Có một số sản phẩm tính thời hạn sử dụng từ khi mở nắp. Khi nhìn thấy các kí hiệu 6M, 8M, 12M,... thì đó chính là thời hạn sử dụng sản phẩm kể từ lúc mở nắp. “M” là viết tắt của month - có nghĩa là tháng, tượng trưng cho thời hạn sử dụng sản phẩm. 6M tức là thời hạn 6 tháng, 8M là 8 tháng,... Cứ thế bạn có thể biết được thời gian cần phải ngưng sử dụng sản phẩm
Kí hiệu mở nắp trên bao bì
Đối với sản phẩm không có ký hiệu này ta có thể ngầm hiểu hạn sử dụng dưới 6 tháng.
2. Kiểm tra trên Batch Code (kí hiệu riêng trên sản phẩm)
Với hầu hết tất cả các sản phẩm đều phải có Batch Code. Và đây cũng là các xem hạn sử dụng chính xác đến 100%. Batch Code là một dãy các chữ và số quy định thông tin số lô và ngày sản xuất sản phẩm. Mã Batch COde thường được tuân theo một số quy định như sau:
Chuỗi ký tự có 1 số và 1 chữ cái
Chuỗi này thường có từ 3 đến 5 kí tự. Trong đó số đứng đầu dãy ký tự là viết tắt của năm sản xuất, chữ cái theo sau là tháng sản xuất (theo bảng chữ cái tiếng anh). Từ đó ta có A - tháng 1, B - tháng 2, C - tháng 3, D - tháng 4, E - tháng 5, F - tháng 6, G - tháng 7, H - tháng 8, I - tháng 9, J - tháng 10, K - tháng 11, L - tháng 12.
Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm có đề kí hiệu 8AG tức là sản phẩm được sản xuất vào 1/2018 với 8 là số cuối năm sản xuất, A tượng trưng cho tháng 1.
Tra hạn sử dụng dựa vào mã Bath Code
Chuỗi ký tự có 4 số đứng trước sau đó đến chữ cái
Chữ số đầu tiên là số cuối năm sản xuất, 3 số còn lại tính theo ngày Julian. Để xem được mã code này bạn sẽ hơi mất công một chút khi phải đi tra quy đôi ngày Julian
Ngày Julian là số ngày ghi theo thứ tự ngày trong năm. Một cách dễ hiểu hơn đó là chính xác ngày sản phẩm được sản xuất trong 365 ngày.
Ví dụ: Với mã code 8330QE ta có thể suy ra ngày sản xuất của sản phẩm 26/11/2018 tương ứng: 8 là viết tắt số cuối năm sản xuất, tra 330 trong lịch Julian là: 26/11
Link tra ngày Julian tại ĐÂY
Chuỗi ký tự có 3 số đứng trước chữ cái
Vị trí của ký tự này thường được in ở đầu chai hoặc là đít chai với công thức: xyzA
Trong đó:
- xy là ngày sản xuất
- z là số cuối năm sản xuất
- A là tháng sản xuất (tính theo thứ tự bảng chữ cái trong tiếng anh). Bạn có thể xem phần quy đổi này trong mục "chuỗi ký tự có 1 số và 1 chữ cái".
Ví dụ: Phần mã 229G được in dưới đáy chai mỹ phẩm thể hiện sản phẩm được sản xuất ngày 22/7/2019: 22 là ngày sản xuất - G là tháng 7 - 9 là viết tắt số cuối năm sản xuất 2019.
Tra hạn sử dụng dựa vào mã Bath Code
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi công ty sẽ có những quy định về Batch Code riêng cho mình. Bạn nên tìm hiểu trước quy định để có thể check được mã một cách chính xác nhất nhé.
3. Tính hạn dùng từ mẫu mã sản phẩm
Các mặt hàng của Nhật có một đặc điểm khác biệt đó là sẽ thay đổi bao bì mỗi năm. Với mục đích để cải thiện chất lượng và gu thẩm mỹ theo nhu cầu của khách hàng. Tại Nhật Bản người ta quy định mỹ phẩm sẽ luôn đảm bảo hạn dùng 3 năm tính từ ngày sản xuất.
Tính hạn sử dụng qua mẫu mã bao bì sản phẩm
Vì thế bạn chỉ cần lên mạng tra xem mẫu mã sản phẩm được sản xuất vào năm bao nhiêu là có thể tính được hạn sử dụng của nó rồi.
Trên đây là 3 cách tra date mỹ phẩm Nhật Bản thông dụng nhất. Việc tra cứu và kiểm tra thông tin sản phẩm cẩn thận là rất cần thiết. Bên cạnh đó hãy tìm cho mình một địa chỉ mua hàng uy tín và chất lượng cũng là một cách giúp bạn an tâm hơn về sản phẩm.
Japanshop.vn luôn là nơi mua sắm đáng tin cậy với mọi khách hàng. Cam kết sản phẩm chuẩn nội địa Nhật Bản và luôn đảm bảo về hạn sử dụng của các sản phẩm. Hãy là người mua hàng thông minh bạn nhé!